Chi tiết

Giá thảm bê tông nhựa nóng
Tư vấn miễn phí và giải đáp các câu hỏi của bạn về thảm bê tông nhựa nóng về giá phù hợp với từng hạng mục công trình và vị trí nơi công trình của bạn cần sử dụng Bê tông nhựa nóng

1. Giá thảm bê tông nhựa nóng

- Giá cả luôn cạnh tranh nhất.

- Chất lượng luôn đảm bảo.

- Phục vụ chuyên nghiệp, đúng giờ, đảm bảo thoả mãn mọi tiêu trí theo yêu cầu của Quý khách hàng

- Ở đâu cần bê tông nhựa nóng ở đó chúng tôi luôn luôn chuyên nghiệp và tận tâm với khách hàng

- Đến với chúng tôi, Quý khách sẽ luôn cảm thấy hài lòng về chất lượng thảm bê tông nhựa nóng, giá cả, cũng như thái độ phục vụ nhiệt tình.

Nhưng nếu bạn chưa hiểu về thảm bê tông nhựa nóng, các bạn có thể tìm đến mục 2 để biết thêm

2.  Thuật ngữ, định nghĩa

1 Hỗn hợp  thảm bê tông nhựa nóng

Hỗn hợp bao gồm các cốt liệu (đá dăm, cát, bột khoáng) có tỷ lệ phối trộn xác định, được sấy nóng và trộn đều với nhau, sau đó được trộn với nhựa đường theo tỷ lệ đã thiết kế. Sau đây được gọi tắt là BTN.

2 Bê tông nhựa cấp phối chặt

Loại BTN sử dụng cấp phối cốt liệu có lượng hạt thô, hạt trung gian và hạt mịn gần tương đương nhau, tạo điều kiện để khi đầm nén các hạt cốt liệu dễ chặt khít với nhau nhất. Thường được gọi là BTN chặt. BTN chặt có độ rỗng dư nhỏ, thường từ 3-6%.

3 Bê tông nhựa cấp phối gián đoạn

 Loại BTN sử dụng cấp phối cốt liệu có lượng hạt thô và lượng hạt mịn lớn, nhưng lượng hạt trung gian rất nhỏ. Đường cong cấp phối cốt liệu của loại BTN này có xu thế gần nằm ngang tại vùng cỡ hạt trung gian. Cấp phối cốt liệu này tạo khả năng để các hạt cốt liệu thô chèn móc tốt với nhau, tuy nhiên có xu thế dễ bị phân tầng trong quá trình rải. BTN cấp phối gián đoạn thường có độ rỗng dư lớn hơn so với BTN chặt.

4 Bê tông nhựa cấp phối hở

Loại BTN sử dụng cấp phối cốt liệu cấp phối có lượng hạt mịn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp. Đường cong cấp phối loại này có xu thế gần thẳng đứng tại vùng hạt cốt liệu trung gian, gần nằm ngang và có giá trị gần bằng không (0) tại vùng hạt cốt liệu mịn. Loại BTN này có độ rỗng dư lớn do không đủ lượng hạt mịn lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt thô. Thường được gọi là BTN rỗng. BTN rỗng có độ rỗng dư lớn nhất so với BTN chặt và BTN cấp phối gián đoạn.

Loại BTN rỗng làm lớp móng (base course), thường không sử dụng bột khoáng, có độ rỗng dư từ 7%
đến 12%.

5 Bê tông nhựa có độ nhám cao, tăng khả năng kháng trượt

Loại BTN sử dụng làm lớp phủ mặt đường, có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng văng nước gây ra khi xe chạy với tốc độ cao, tăng khả năng kháng trượt mặt đường và giảm đáng kể tiếng ồn khi xe chạy. Thường sử dụng loại BTN rỗng, có độ rỗng dư 15-22% (Open graded friction course –OGFC hoặc Porous friction course-PFC) hoặc BTN cấp phối gián đoạn, có độ rỗng dư 10-15% (Very thin friction course-VTO). Cần sử dụng nhựa đường cải thiện để chế tạo loại BTN này.

6 Hỗn hợp đá- vữa nhựa

Là loại BTN sử dụng cấp phối gián đoạn. Hỗn hợp BTN này bao gồm nhựa đường, cốt liệu và cốt sợi (fiber). SMA thường sử dụng lượng bột khoáng và nhựa đường nhiều hơn so với BTN cấp phối chặt. Độ rỗng dư của SMA có phạm vi rộng, từ 2-8%, tùy thuộc vào việc sử dụng SMA làm lớp mặt hoặc lớp móng.

7 Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu

Cỡ sàng nhỏ nhất mà lượng lọt qua cỡ sàng đó là 100%. Trong tiêu chuẩn này sử dụng bộ sàng mắt vuông để thí nghiệm thành phần hạt cốt liệu.

8 Cỡ hạt lớn nhất danh định của cốt liệu

Cỡ sàng lớn nhất mà lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng đó không lớn hơn 10%.

9 Cốt liệu thô

Cốt liệu hầu hết có kích cỡ nằm trên sàng 4,75 mm; là sản phẩm khoáng nghiền từ đá tảng, sản phẩm thiên nhiên (cuội sỏi). Còn được gọi là đá dăm.

10 Cốt liệu mịn

Cốt liệu có kích cỡ lọt qua sàng 4,75 mm và hầu hết nằm trên sàng 0,075 mm; là sản phẩm khoáng thiên nhiên (cát tự nhiên) hoặc sản phẩm nghiền từ đá tảng (cát xay). Còn được gọi là cát.

11 Bột khoáng (Mineral filler)

Sản phẩm được nghiền mịn từ đá các bô nát ( đá vôi can xit, đolomit ...), từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc là xi măng, có ít nhất 70% lọt qua sàng 0,075 mm.

12 Hàm lượng nhựa

Lượng nhựa đường trong hỗn hợp BTN. Có hai cách biểu thị hàm lượng nhựa, hoặc tính theo phần trăm của tổng khối lượng hỗn hợp BTN (cốt liệu thô, cốt liệu mịn, bột khoáng, nhựa đường), hoặc tính theo phần trăm tổng khối lượng cốt liệu (cốt liệu thô, cốt liệu mịn, bột khoáng).

Cách biểu thị hàm lượng nhựa theo phần trăm của tổng khối lượng hỗn hợp BTN, ký hiệu là Pb, được áp dụng phổ biến trên thế giới và được sử dụng trong Tiêu chuẩn này.

13 Hàm lượng nhựa tối ưu

Hàm lượng nhựa được xác định khi thiết kế BTN, ứng với một tỷ lệ phối trộn cốt liệu đã chọn, và thỏa mãn tất cả các yêu cầu kỹ thuật quy định với cốt liệu và BTN được chỉ ra tại Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.

14 Hàm lượng nhựa hấp phụ

Lượng nhựa bị cốt liệu hấp phụ vào trong các lỗ rỗng ở bề mặt hạt cốt liệu, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm khối lượng của hỗn hợp cốt liệu; ký hiệu là Pba.

15 Hàm lượng nhựa có hiệu

Hàm lượng nhựa có hiệu của hỗn hợp BTN được tính bằng lượng nhựa có trong hỗn hợp BTN trừ đi lượng nhựa bị hấp phụ vào hạt cốt liệu, ký hiệu là Pbe. Hàm lượng nhựa có hiệu được biểu thị bằng phần trăm khối lượng của hỗn hợp BTN. Lượng nhựa có hiệu tạo nên lớp phủ bề ngoài các hạt cốt liệu và là lượng nhựa chi phối các đặc tính cơ lý của hỗn hợp BTN.

16 Tỷ trọng trọng lớn nhất

Tỷ trọng của hỗn hợp BTN khi hỗn hợp đó không có độ rỗng dư (độ rỗng dư bằng 0), được ký hiệu là Gmm.

17 Tỷ khối

Tỷ số giữa khối lượng của BTN đã đầm nén so với khối lượng nước có cùng thể tích ở cùng nhiệt độ.

18 Khối lượng thể tích

Khối lượng của một đơn vị thể tích BTN đã đầm nén.

19 Độ rỗng dư

Tổng thể tích của tất cả các bọt khí nhỏ nằm giữa các hạt cốt liệu đã được bọc nhựa trong hỗn hợp BTN đã đầm nén. Độ rỗng dư được biểu thị bằng phần trăm của thể tích mẫu hỗn hợp BTN đã đầm nén, ký hiệu là Va. Còn được gọi là độ rỗng.

20 Độ rỗng cốt liệu

Thể tích của khoảng trống giữa các hạt cốt liệu của hỗn hợp BTN đã đầm nén, thể tích này bao gồm độ rỗng dư và thể tích nhựa có hiệu. Độ rỗng cốt liệu được biểu thị bằng phần trăm của thể tích mẫu hỗn hợp BTN đã đầm nén, ký hiệu là VMA.

21 Độ rỗng lấp đầy nhựa

Thể tích của khoảng trống giữa các hạt cốt liệu (VMA) bị phần nhựa có hiệu lấp đầy. Độ rỗng lấp đầy nhựa được biểu thị bằng phần trăm của thể tích nhựa có hiệu chia cho độ rỗng cốt liệu (VMA), ký hiệu là VFA.

Các bài đăng khác

Liên kết web

Hỗ trợ trực tuyến

  • Email: xaydungminhphatco@gmail.com
  • Hotline: 0918 344 819
  • Skype Yahoo
Banner liên hệ

Thống kê

  • Đang online: 2
  • Tổng truy cập: 234136

Đối tác của chúng tôi

  • Bê Tông Nhựa
  • Bê Tông Nhựa